Năm Canh Thìn 980, Lê Hoàn (940-1005) lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Phúc. Trong bối cảnh đó, nước ta vừa dẹp xong hiểm họa nội bộ thì phải đối phó với quân xâm lược từ phương bắc. Vua Lê Hoàn (hay Lê Đại Hành) là một trong những vị vua nổi tiếng của triều đại nhà Đinh ở Việt Nam.
Các em có biết Khi Lê Hoàn lên ngôi vua nước ta phải đối phó với bọn xâm lược nào không? Cùng cô trả lời câu hỏi trắc nghiệm lịch sử này nhé!
Khi Lê Hoàn lên ngôi vua nước ta phải đối phó với bọn xâm lược nào?
A. Nhà Minh.
B. Nhà Đường.
C. Nhà Tống.
D. Nhà Hán.
Đáp án đúng: C
Khi Lê Hoàn lên ngôi vua nước ta phải đối phó với quân xâm lược từ nhà Tống của Trung Quốc.
Giải thích đáp án
Bối cảnh lịch sử
Vào năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng cùng với Nam Việt vương Đinh Liễn đã bị ám sát, khi đó Đinh Toàn chỉ mới 6 tuổi đã lên nối ngôi cha.
Theo lịch sử Việt Nam ghi chép lại, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn đã được cử đến để giữ chức Nhiếp chính, đảm nhận trách nhiệm quản lí việc nước, và tự xưng là Phó Vương. Ông đã trực tiếp dẹp tan những lực lượng chống đối trong triều đình và giữ ổn định nội bộ.
Tuy nhiên, vừa mới giữ ổn định nội bộ thì đất nước phải đối mặt với hiểm họa mới từ phía Bắc. Vào tháng 6 năm 980, Tri Ung Châu của nhà Tống là Hầu Nhân Bảo đã đưa ra lời khuyên cho vua Tống rằng nước Nam đang lúng túng, vua còn nhỏ, đó là thời điểm tốt để Tống đưa quân vào xâm lược nước ta. Vua Tống đã lắng nghe và tiến hành đưa quân đến xâm lược.
Trước tình hình đó, Lê Hoàn đã được quân sĩ và Dương Thái Hậu (Dương Vân Nga) đồng tình tôn lên ngôi vua thay cho Đinh Toàn.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lạng Châu đã lập tờ tâu báo tin quân Tống đang sắp tới. Thái hậu đã sai Lê Hoàn chọn người dũng cảm để đánh giặc, và đã chọn Phạm Cự Lăng ở Nam Sách Giang làm đại tướng quân. Khi triều đình đang lên kế hoạch để xuất quân, Cự Lạng và các tướng quân khác đã mặc áo trận và đi thẳng vào Nội phủ.
Họ nói rằng: “Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đào làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn.” Quân sĩ đã đồng ý với lời khuyên này và hô vang “Vạn tuế”.
Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, khi ấy 39 tuổi, lên ngôi vua, tức Lê Đại Hành, mở đầu vương triều Tiền Lê. Đây là một trong những triều đại thịnh vượng trong lịch sử Việt Nam.
Cuộc kháng chiến chống quan Tống của vua Lê Hoàn
Đối diện với tình hình quân Tống từ phương bắc tràn xuống xâm lược nước ta, vua Lê Hoàn và các đại thần đã lên kế hoạch chiến đấu và đã đánh tan quân Tống trong ròng rã 4 tháng trời.
Sau khi Lê Đại Hành lên ngôi, ông đã tổ chức kháng chiến chống quân Tống để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Tuy nhiên, ông không vội vàng mang quân đi đánh ngay mà tìm cách hòa hoãn trước. Ông đã hai lần sai sứ thần đem dâng sản vật, biểu cầu cho nhà Tống để xin phong vương cho Đinh Toàn nhưng đều không được chấp nhận.
Thực tế, những động thái ngoại giao của vua Lê Đại Hành là để tận dụng cơ hội, tránh cuộc chiến tranh và chuẩn bị lực lượng tiến hành một cuộc chiến đấu chống xâm lược của quân Tống.
Cuối năm 980, quân Tống tiến công với 30.000 quân và chia thành hai đường thủy và bộ do Hầu Nhân Bảo và Lưu Trừng chỉ huy. Để chặn đứng quân địch, Lê Đại Hành đã bố trí lực lượng dọc theo tuyến sông Bạch Đằng, Kinh Thầy cho đến vùng Lục Đầu Giang, tập trung đông nhất ở cửa sông Bạch Đằng vì đây là cửa ngõ yết hầu từ phương Bắc vào. Vua trực tiếp chỉ huy quân sĩ đánh giặc.
Tận dụng sự chủ quân, ngạo mạn của quân xâm lược và chọn thời cơ tốt, vua Lê Đại Hành đã giết được tướng giặc là Hầu Nhân Bảo, đánh đuổi cánh quân thủy của nhà Tống, khiến cánh quân bộ hốt hoảng rút lui nhưng vẫn bị truy đuổi tiêu diệt. Kết quả, cuộc chiến đấu chống Tống thắng lợi chỉ sau 4 tháng, từ cuối năm Canh Thìn (980) đến cuối mùa xuân năm Tân Tỵ (981).
Với chiến thắng này, Lê Đại Hành đã khẳng định được sức mạnh của đất nước và đưa đất nước lên một tầm cao mới.
Vua Lê Hoàn (Lê Đại Hành) có tốt không?
Việc nước
Vua Lê Đại Hành là một vị vua đặc biệt, ông rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp, là lý do ông quyết định tổ chức nghi lễ cày tịch điền vào năm 987.
Điều này được ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, cho biết rằng vào ngày đầu tiên của xuân Đinh Hợi, vua đã bắt đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi và núi Bàn Hải, để khuyến khích và truyền cảm hứng cho nhân dân cũng chăm lo sản xuất nông nghiệp.
Ý nghĩa của việc cày tịch điền không chỉ là sản xuất nông nghiệp mà còn là một nghi thức văn hóa, thể hiện sự kính trọng của vua đối với đất đai, thế hệ cha ông đã đổ mồ hôi, lao động để tạo ra tài nguyên này.
Bên cạnh việc tổ chức nghi lễ cày tịch điền, vua Lê Đại Hành còn đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp bằng cách đào vét các kênh mương, sông ngòi để thuận lợi cho việc tưới tiêu. Các hệ thống thủy lợi này giúp cho nền sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều tiến bộ và giúp cho bộ máy sản xuất hoạt động trơn tru hơn.
Với những công việc đó, vua Lê Đại Hành đã chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo tài ba, sự quan tâm đến phát triển kinh tế và xã hội rõ ràng trong những hành động và chính sách của ông.
Bên cạnh phát triển nông nghiệp, vua Lê Đại Hành cũng quan tâm đến các ngành kinh tế khác, cũng như lĩnh vực quân sự và ngoại giao. Các chính sách này đã tạo nên một nền tảng cho sự phát triển của đất nước trong thời Tiền Lê.
Việc nhà
Tuy là vị vua có nhiều công lao, tuy nhiên chuyện gia đình và chọn người nối ngôi thì Lê Hoàn làm chưa tốt. Nhiều nhà sử học Việt Nam đã phê phán vị vua này qua 2 việc sau đây.
Lê Đại Hành là một vị vua có những thành tích đáng kể như trừ nội gian, đánh bại giặc ngoài để đem lại sự yên bình cho dân trong nước, giữ vững bờ cõi đân tốc. Tuy nhiên, vì chưa có sự chọn lựa đúng đắn về con nối khiến cho những cuộc tranh giành trong hoàng gia đã dẫn đến tình trạng mất ngôi.
Về chuyện vợ chồng, việc Lê Đại Hành có năm hoàng hậu và phong Đại Thắng Minh Hoàng Hậu (Dương Vân Nga) đã bị các nhà nho và sử gia lên án. Dương Vân Nga là thái hậu dưới triều của vua Đinh Bộ Lĩnh, tức thái hậu thời nhà Đinh lại được vua Lê Hoàn phong làm hoàng hậu của nhà Lê là điều không thể chấp nhận được.
Những sai lầm của Lê Đại Hành đã để lại hậu quả lớn, gây ra sự loạn lạc trong hoàng gia sau khi ông qua đời. Với cuộc đua tranh giành ngôi vị giữa các con vua, tình hình lúc đó thật sự rối ren và không ổn định.
Từ những điều này, chúng ta có thể thấy rằng việc lựa chọn người kế vị là một việc rất quan trọng đối với hoàng gia và cả đất nước. Ngoài ra, đạo vợ chồng cũng là yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng và giữ vững sự ổn định của một triều đại.